Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Tin nóng trong thời điểm Virus Cúm A trên gia cầm


Ninh Thuận: Hàng nghìn chim yến chết do vi-rút cúm A/H5N1

Alobacsi.vn - 09/04/2013 11:36

Ngày 9/4, ông Nguyễn Đức Thu, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận cho biết: Trong hơn một tuần qua, đàn yến nuôi tại rạp Thanh Bình bị chết, với số lượng hơn 4000 con.

Cơ sở Thanh Bình (đường Thống Nhất, phường Đạo Long, TP Phan Rang - Tháp Chàm) có đàn chim yến nuôi lớn nhất trong tổng số 54 cơ sở của các hộ có nuôi chim yến trên địa bàn thành phố. Qua xét nghiệm, phát hiện trong mẫu chim chết tại đây có dương tính với cúm A (H5N1) . 

Hiện ngành thú y tỉnh cùng chính quyền địa phương tiến hành thông báo cho các gia đình nuôi chim về việc xuất hiện bệnh cúm A (H5N1); tiến hành kiểm tra, lấy mẫu tại 54 cơ sở nuôi chim yến để xét nghiệm.

AloBacsi.vn
Theo Quân Đội Nhân Dân
***
Sáng nay, tin tức này bắt đầu lộ lên dư luận qua chương trình của đài ANTV, đã có khách hàng sốt ruột gọi điện hỏi tôi nên làm cách nào để tránh tình trạng này xảy ra cho nhà nuôi Yến của họ vì chim yến là "chim trời" làm sao kiểm soát được bệnh dịch vì chim Yến tự đi kiếm ăn. Và vì tin tức và đài truyền hình nói về vấn đề này chỉ qua loa, chúng ta không biết rõ thực hư thế nào.
Trong kinh nghiệm và hiểu biết của tôi, đây là lần đầu tiên tôi thấy tin tức như thế này, vì hơn 10 năm qua, Malaysia và Indonesia đã lấy mẫu thử nghiệm trên phân chim Yến và chưa bao giờ phát hiện bệnh dịch cúm trên chim Yến. Tin này là 1 cảnh báo mà tất cả chúng ta phải cẩn thận. Tôi đã gọi về MALAYSIA để kiểm tra xem có kết quả hay tin tức nào đại loại thế này không thì vẫn chưa phát hiện hiện tượng chim Yến nhiễm cúm. 
Tôi đã từng khảo sát nhiều nhà Yến tại VN, đa số không quan tâm hoặc quản lý chặt chẽ môi trường sạch sẽ trong nhà Yến, nhà nào cũng cố gắng để thật nhiều phân chim ( nếu không có chim) hoặc có nhiều chim Yến rồi thì lại sinh ra vấn đề côn trùng (chuột, rận, gián ...). Vậy nên đây là lúc chúng ta phải làm sạch nhà Yến của mình. 
Như những gì chúng ta biết thì chim Yến không bao giờ uống chung nguồn nước với các loại chim khác, chúng uống nước bằng cách hớp sương trên mây. Vậy thì tại sao Ninh Thuận lại xảy ra trường hợp đó, tôi nghĩ (chỉ là tôi nghĩ) có thể virus này lan truyền từ phân chim của một loại chim khác vào nhà Yến. Nếu trong thời điểm này, xung quanh nhà Yến của bạn có những loài chim khác như: bồ câu, diều hâu, chim sẻ ... chúng ta phải cẩn thận. Vì nếu chúng đến gần nhà Yến hoặc tệ hơn là ị ở lối ra vào nhà Yến thì đây là nơi virus bắt đầu. Và kể cả trong trường hợp xung quanh nhà Yến có trại nuôi gà, virus từ trại nuôi gà được mang vào nhà Yến bởi người hoặc những con vật hoặc côn trùng vào nhà Yến.
Nhưng không phải là chúng ta không có cách ngăn chặn trường hợp này. Đối với nhà Yến của tôi, hàng tháng tôi dùng TANALI định kỳ để tăng độ sạch sẽ trong nhà Yến, loại bỏ vi khuẩn, giảm khí Nitrate, ngăn chặn côn trùng và đặc biệt khi phun TANALI ngay lối ra vào thì những loại chim khác sẽ không bén mảng đến gần khu vực nhà Yến. 
Tôi chắc chắn là cách làm này có giải quyết được hoàn toàn cách ly virut từ môi trường từ ngoài tấn công vào nhà Yến, đây là những lời khẳng định từ kinh nghiệm bản thân và giám đốc TANALI ESTEEM.






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét